Khởi kiện vụ tranh chấp thương hiệu, nhãn hiệu

Mọi tranh chấp về sở hữu trí tuệ sẽ được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải tại Trọng tài hoặc Khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền và được thực hiện theo thủ tục khởi kiện vụ án dân sự quy định trong Bộ luật tố tụng Dân sự Việt Nam 2015 hiện hành.

Khi bị xâm phạm về quyền và lợi ích đối với nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ của mình, bên bị xâm phạm có quyền yêu cầu bên xâm phạm chấm dứt các hành vi vi phạm và bồi thường các thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra

Yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về thẩm định và kết luận giúp khách hàng về các hành vi vi phạm quyền của các đối tượng cũng như xử lý những vi phạm về tranh chấp.

Khi hai bên không thể thương lượng hòa giải, thì bên bị xâm phạm có quyền khởi kiện bên xâm phạm ra Tòa án theo luật tố tụng dân sự

1.Thủ tục khởi kiện

– Người khởi kiện nộp Đơn khởi kiện (theo mẫu hướng dẫn) tại Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

– Người khởi kiện phải gửi kèm theo đơn khởi kiện tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp

– Người khởi kiện gửi đơn cho Tòa án có thẩm quyền bằng cách nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi đến Tòa án qua bưu điện.

– Ngày khởi kiện được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại Toà án hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.

– Sau khi tiếp nhận hồ sơ khởi kiện, nếu hồ sơ đầy đủ và đúng quy định của pháp luật thì trong vòng 05 ngày làm việc tòa án sẽ tiến hành thủ tục thụ lý vụ án. Tòa án sẽ yêu cầu người khởi kiện nộp tạm ứng án phí, sau khi nộp tạm ứng án phí thì Tòa án ra quyết định thụ lý vụ án

2. Hồ sơ khởi kiện

+ Đơn khởi kiện (theo mẫu hướng dẫn).

+ Bản sao Giấy CMND (Hộ chiếu); Hộ khẩu (có Sao y bản chính).

+ Bản gốc Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc bản sao có công chứng, hoặc xác nhận của cơ quan đã cấp văn bằng bảo hộ.

+ Chứng cứ chứng minh đã có hành vi vi phạm xảy ra.

+ Bản sao Thông báo của bên bị xâm phạm cho bên có hành vi vi phạm, trong đó đã ấn định thời hạn hợp lý để bên này chấm dứt hành vi vi phạm và chứng cứ chứng minh các bên này không chấm dứt hành vi vi phạm của mình.

+ Chứng cứ chứng minh sự cần thiết phải yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo đảm xử phạt trong trường hợp bên bị xâm phạm đồng thời yêu cầu áp dụng biện pháp này.

Chuyên viên pháp lý: Linh Tống

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *