LỰA CHỌN PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP SAO CHO PHÙ HỢP?

Trong kinh doanh thì khó có thể tránh được các tranh chấp nên việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp nào đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Hiện nay có bốn phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế giữa các thương nhân gồm: khiếu nại, phương pháp trung gian hòa giải, tòa án và trọng tài thương mại. Việc lựa chọn phương thức giải quyết nào phụ thuộc vào lựa chọn của các bên. Việc so sánh các phương thức này sẽ giúp các thương nhân hiểu và lựa chọn được phương thức phù hợp nhất đối với mình.
Thứ nhất, về sự giống nhau
Đây đều là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế. Khi có tranh chấp quốc tế xảy ra thì các thương nhân sẽ áp dụng một trong các phương thức này để giải quyết tranh chấp của mình.
Thứ hai, về sự khác nhau
– Chủ thể giải quyết tranh chấp
Trong khi khiếu nại là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua sự thỏa thuận giữa bên vi phạm và bên bị vi phạm, không có sự tham gia của bên thứ ba và cơ quan tài phán thì ba phương thức còn lại đều có sự tham gia của bên thứ ba trong quá trình giải quyết tranh chấp. Bên thứ ba trong các phương thức trung gian hòa giải, giải quyết tranh chấp bằng Tòa án và giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại lần lượt là hòa giải viên, tòa án và trọng tài viên.
– Vai trò của bên thứ ba
Khiếu nại là phương thức duy nhất không có sự tham gia của bên thứ ba nên bên thứ ba không có vai trò gì trong việc giải quyết tranh chấp bằng phương thức này.
Đối với phương thức trung gian hòa giải thì hòa giải viên đóng vai trò là bên thứ ba thuyết phục các bên hòa giải để giải quyết tranh chấp trong hòa bình, thân thiện.
Vai trò của bên thứ ba đượ thể hiện rõ trong hai phương thức giải quyết tranh chấp bằng tòa án và trọng tài vì cả hai chủ thể giải quyết tranh chấp ở hai phương thức này đều đưa ra được phán quyết, quyết định buộc các bên phải tuân theo.
– Cơ chế giải quyết tranh chấp
Khiếu nại và hòa giải không chịu sự chi phối của cơ chế bắt buộc nào nên không được đảm bảo thi hành.
Cơ chế giải quyết của Tòa án là tài phán trong khi đó của trọng tài là sự kết hợp giữa thỏa thuận và tài phán.
– Tính bí mật
Đối với khiếu nại thì phương thức này có tính bí mật tuyệt đối, việc giải quyết tranh chấp chỉ có hai bên tranh chấp tham gia và biết.
Tính bí mật của phương thức hòa giải mang tính tương đối vì có sự tham gia của hòa giải viên, những vẫn xem là bí mật hơn so với Tòa án – xét xử và tuyên án công khai.
Phương thức trọng tài thì có tính bí mật tương đối.
– Kết quả giải quyết tranh chấp
Trong khi khiếu nại phụ thuộc hoàn toàn vào sự thương lượng của các bên thì quyền quyết định cuối cùng đối với hòa giải thuộc về hai bên tranh chấp sau khi đã thống nhất ý chí với nhau dưới sự hướng dẫn của hòa giải viên.
Phán quyết của Tòa án có tình ràng buộc và cưỡng chế cao. Các bên có thể chống đối quyết định của tòa án sơ thẩm để yêu cầu xét xử lại vụ việc ở tòa án phúc thẩm.
Phán quyết của trọng tài là có giá trị chung thẩm, ràng buộc các bên và có hiệu lực pháp lý tương tự quyết định của tòa án, trừ khi quyết định đó có những sai sót dẫn đến vô hiệu.
Như vậy, thông qua bài viết trên chúng ta đã thấy được điểm giống và khác nhau của các phương thức giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế trên. Từ đó, cũng biết được ưu và nhược điểm của từng phương thức và chọn được phương thức phù hợp nhất với trường hợp của mình. Tuy nhiên, dù lựa chọn phương thức nào chăng nữa thì mỗi thương nhân đều cần có sự hiểu biết pháp luật nhất định để không bị rơi vào thế yếu. Vì vậy, vai trò của Luật sư đối với mỗi thương nhân lúc này là vô cùng quan trọng và cần được đề cao.

LUẬT SƯ AN PHAT:0942 056 936

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *