Bán buôn và bán lẻ khác nhau như thế nào?

Theo nghị định số 23/ 2007 NĐ- CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: “Bán buôn là hoạt động bán hàng hoá cho thương nhân, tổ chức khác; không bao gồm hoạt động bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng” “ Bán lẻ là hoạt động bán hàng hoá trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng”.


Theo dự thảo nghị định quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì: “Bán buôn là hoạt động bán hàng hoá cho thương nhân, tổ chức khác để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh, không bao gồm hoạt động bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để sử dụng vào mục đích tiêu dùng, sinh hoạt thường xuyên”. “Bán lẻ là hoạt động bán hàng hoá trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng sử dụng vào mục đích tiêu dùng, sinh hoạt thường xuyên, không phải mục đích sản xuất, kinh doanh”. Như vậy, quy định của dự thảo ngoài tập trung vào đối tượng của dịch vụ bán buôn như nghị định 23/2007 NĐ- CP còn nhấn mạnh đến mục đích của dịch vụ bán buôn là sản xuất và kinh doanh, quy định như trên đã loại trừ trường hợp khách hàng của dịch vụ bán buôn không nhằm mục đích kinh doanh và sản xuất, gây rối loạn thị trường. Xét ở khía cạnh khác, việc quy định như trên có thừa hay không? Khi mà lẽ dĩ nhiên, bán buôn luôn luôn mang mục đích sản xuất và kinh doanh . Cũng theo dự thảo, bán lẻ còn phải tính đến mục đích của khách hàng là tiêu dùng, sinh hoạt, quy định như vậy sẽ rõ ràng, cụ thể hơn. Từ khái niệm trên, cho bạn đọc cái nhìn sơ đẳng nhất về bán buôn và bán lẻ. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tương hỗ nhau. Cụ thể là: – Mối quan hệ thứ nhất: Người sản xuất làm ra sản phẩm sẽ bán sản phẩm của mình cho người bán lẻ, người bán lẻ sẽ bán lại cho người bán buôn. – Mối quan hệ thứ hai: Người bán buôn sẽ bán sản phẩm cho người bán lẻ, người bán lẻ sẽ bán lại cho người tiêu dùng cuối cùng. SƠ ĐỒ: MỐI QUAN HỆ GIỮA BÁN BUÔN VÀ BÁN LẺ. Ví dụ: Gia đình bạn trồng 1ha rau cải sạch, đến vụ bạn mang rau bán cho A, B, C, D- người bán rau trong các chợ X, Y, Z gần nhà. Một thương lái E từ 1 nơi khác, đến chợ, thu mua tất cả rau của A, B, C, D để phân phối cho siêu thị H tại nơi khác, siêu thị H bán lại cho Q- người tiêu dùng cuối cùng. Như vậy: – Người sản xuất : Gia đình bạn: – Người bán lẻ: A, B, C, D, H. – Người bán buôn: E – Người tiêu dùng: Q. Trên đây là mối quan hệ về lí luận, ngoài mối quan hệ lí luận chúng còn gắn kết chặt chẽ với nhau trên phương diện pháp luật . Hay nói cách khác 2 loại hình phân phối trên có những điểm tương đồng và khác biệt theo quy định của pháp luật. Thứ nhất, giống nhau. Bán buôn là bán lẻ đều là hình thức phân phối sản phẩm hàng hóa cho nơi sản xuất. Tại khoản 5 điều 3 nghị định 23/2007/NĐ-CP: “Phân phối là các hoạt động bán buôn, bán lẻ, đại lý mua bán hàng hoá và nhượng quyền thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam”. Cũng giống như các dịch vụ mua bán hàng hóa khác, bán buôn và bán lẻ đều nhằm mục đích lợi nhuận mang lại doanh thu khi cung ứng hàng hóa. Bạn có thể thấy hai loại hình này rất dễ nhầm lẫn với nhau vì xét ở khía cạnh quy mô, bán buôn là loại hình bán lẻ nhưng với qui mô rộng hơn. Mặt khác khi bạn muốn thành lập cơ sở bán buôn và cơ sở bán lẻ thì phải xin giấy phép thành lập. Thứ hai, khác nhau. Trình tự, thủ tục thành lập cơ sở bán buôn, bán lẻ. Trình tự, thủ tục thành lập cơ sở bán buôn. Để thành lập cơ sở bán buôn, bạn cần có hồ sơ như sau: – Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; – Ngành, nghề kinh doanh; – Số vốn kinh doanh; – Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao Giấy chứng minh nhân dân của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập. Sau khi bạn lập đủ hồ sơ như trên, bạn đến giao nộp để đề nghị cấp giấy phép thành lập cơ sở bán buôn, nếu hồ sơ hợp lệ theo yêu cầu thì tiếp nhận, vào sổ theo dõi, viết phiếu tiếp nhận hồ sơ. Cán bộ chuyên môn kiểm tra, thẩm định và trình lãnh đạo phê duyệt. Trình tự, thủ tục thành lập cơ sở bán lẻ. Theo điều 13, nghị định 23/2007 NĐ-CP, hồ sơ đề nghị lập cơ sở bán lẻ gồm: – Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; – Tên, địa chỉ các cơ sở bán lẻ đã thành lập; – Tên, địa chỉ cơ sở bán lẻ dự định thành lập; – Nội dung hoạt động của cơ sở bán lẻ; – Họ tên, nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu cơ sở bán lẻ; – Họ tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. – Bản sao Giấy phép kinh doanh. Bạn nộp 03 bộ hồ sơ, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi dự kiến đặt cơ sở bán lẻ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và gửi hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Thương mại. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư biết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Thương mại gửi ý kiến bằng văn bản về những vấn đề thuộc chức năng quản lý của mình. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ Thương mại, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ. Trong trường hợp cần thiết, thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày. Trường hợp không cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho doanh nghiệp. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ kinh doanh, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sao gửi Giấy phép lập cơ sở bán lẻ đến Bộ Thương mại, và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính Như vậy, khi bạn thành lập cơ sở bán buôn, cơ sở bán lẻ phải xin giấy phép lập cơ sở bán buôn, giấy phép lập cơ sở bán lẻ. Trừ một số trường hợp sau: Theo Điều 23, Luật Đầu tư: Mọi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có: (a) Dưới 51% vốn điều lệ thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, hay là công ty hợp danh có đa số thành viên là người nước ngoài đối với tổ chức kinh tế tham gia công ty hợp danh; (b) dưới 51% vốn điều lệ thuộc sở hữu của tổ chức kinh tế nêu tại điểm (a); (c) dưới 51% vốn điều lệ thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế nêu tại điểm (a) phải được phép thực hiện quyền xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bán buôn (mà không cần lập cơ sở bán buôn) hàng hóa, theo lộ trình của Bộ Công thương, và không cần xin giấy phép kinh doanh và/hoặc giấy phép lập cơ sở bán buôn, có nghĩa là giấy phép lập cơ sở phân phối bán lẻ sẽ không được miễn. Như vậy, theo Điều 23, Luật Đầu tư, mọi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nêu tại các điểm (a), (b), (c) đều được thực hiện thủ tục đầu tư theo các quy định áp dụng cho nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư dưới hình thức góp vốn hay mua cổ phần/phần góp vốn vào tổ chức kinh tế; hay đầu tư trên cơ sở hợp đồng HTKD. Vì vậy, nhà nước cần tạo điều kiện cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với tỉ lệ dưới 51% được thực hiện các quyền xuất, nhập khẩu, phân phối bán buôn, bán lẻ mà không những không cần xin giấy phép kinh doanh và/hoặc giấy phép lập cơ sở bán buôn, mà cả giấy phép lập cơ sở bán lẻ để hoạt động bán buôn, bán lẻ phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Trên đây là những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa bán buôn và bán lẻ. Để được tư vấn chi tiết , mời bạn liên hệ email: luatsu.anphat@gmail.com hoặc số điện thoại Ls Hạnh : 0988 576 089, chúng tôi hân hạnh được phục vụ quý khách hàng. Tác giả : Lê Thị Hạnh

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *